Chat hỗ trợ
Chat ngay

Bệnh Viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

1. Mô tả bệnh


Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.  


2. Nguyên nhân


- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khói xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.

- Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.

- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dùng aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc, làm nặng thêm polýp mũi xoang có sẵn.



3. Triệu chứng


- Năm triệu chứng chính gồm: nghẹt mũi; chảy mũi: chảy mũi trước, chảy mũi sau: khịt, khạc, ngửi kém, mất mùi; đau nhức mũi mặt (góc mũi mắt, vùng má, thái dương, vùng trán, vùng chẩm, đau sâu trong hố mắt); nhức đầu; sốt (thường ở viêm xoang cấp).

- Sáu triệu chứng phụ gồm: nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy); ho dai dẳng (không có nguyên nhân ở họng hoặc khí phế quản); đau tai hay cảm giác đầy, căng, nặng trong tai; nhức răng; hơi thở hôi; mệt mỏi.


4. Biến chứng


Viêm xong nặng có thể gây biến chứng mắt


- Viêm mô tế bào ở mắt cấp tính: Phù nề mi mắt và kết mạc, có khi khó đánh giá về vận nhãn, lồi mát. Khó khăn cơ bản là là phân biệt viêm mô tế bào đơn thuần, chỉ cần điều trị nội khoa với mủ trong hốc mắt. Cần phải dẫn lưu kịp thời tránh khỏi mù. Cần chỉ định phẫu thuật khi có một trong ba dấu hiệu:

  • Nhãn cầu cố định.
  • Giãn đồng tử.
  • Mất nhạy cảm giác mạc.

- Lồi mắt, liệt vận nhãn, viêm thần kinh thị giác có thể do viêm hoặc u nhầy các xoang sau. Chẩn đoán xác định bằng chụp X-quang.

Viêm xong nặng có thể gây  biến chứng não


- Viêm màng não mủ.

- Áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang hang... thường do viêm xoang trán cấp tính.

Cần chú ý khi có những tình huống sau đây xuất hiện:

- Viêm xoang trán cấp tính điều trị tích cực nhưng triệu chứng không giảm.

- Có các triệu chứng của nhiễm khuẩn nội sọ, khi tìm nguyên nhân cần nghĩ tới viêm xoang.


5. Phòng ngừa


Để ngừa viêm xoang, cần phòng và điều trị sớm khi bị cảm cúm. Có thể tiêm phòng cúm mỗi năm; rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi bắt tay người khác; ăn nhiều trái cây, rau quả; giảm stress. Ngoài ra nhớ tránh gió, bụi, khói (thuốc lá, nhang trừ muỗi, nhang bàn thờ, khói xe...), hơi hóa chất, máy lạnh, quạt máy; không để nghẹt mũi kéo dài; điều trị dị ứng kịp thời và đúng cách.


6. Chẩn đoán


Viêm xoang thường được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám bệnh bởi bác sĩ. Bởi vì X- quang thô có thể nhầm lẫn trong khi đó CT hay MRI thì nhạy cảm hơn trong chẩn đoán viêm xoang nhưng đắt, đa số viêm xoang được chẩn đoán và điều trị ban đầu dựa trên dấu hiệu lâm sàng.


Dấu hiệu lâm sàng


- Những dấu hiệu lâm sàng có thể là đỏ và sưng phù đường mũi, chất nhày mủ từ đường mũi, tăng cảm giác đau khi ấn lên má hay trán (ứng vị trí các xoang), sưng quanh mắt và má. Nếu điều trị viêm xoang bước đầu thất bại thì nên chụp cắt lớp(CT,MRI).
Nội soi mũi

- Nội soi mũi cho phép quan sát trực tiếp đường mũi, với ống soi mềm nhỏ được làm bằng sợi quang học(với một sợi quang mềm nhỏ), có thể nhìn trực tiếp lỗ xoang và kiểm tra sự tắc nghẽn, sưng nề, u bướu.


Hút xoang và cấy dịch



Ðôi khi cần thực hiện hút xoang để xác định chẩn đoán viêm xoang, và cấy dịch nhiễm trùng trong xoang để xác định vi khuẩn nào gây ra nhiễm trùng xoang. Cấy dịch đường mũi hiếm khi xác định được vi khuẩn hay nấm gây nhiễm trùng xoang.


7. Điều trị


Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết.

- Nếu viêm xoang do vi trùng, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 - 14 ngày. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cũng phải cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được.

- Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz. Phương pháp này rất hiệu quả, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa. Nếu viêm xoang không bớt khi dùng thuốc, có thể gây tê và chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn.


- Điệu trị bệnh viêm xoang bằng thảo dược: An Xoang Viện Dược Liệu với 100% thảo dược từ cao hạt rẻ ngựa giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm xoang cấp và mãn tính. Chi tiết sản phẩm xem tại đây

 

Theo Ds Nguyễn Bình

TAGviêm xoangbệnh viêm xoangviêm mũi dị ứnghắt hơi chảy nước mũiđau hốc mũiđiều trị viêm xoang như thế nào

Tin cùng chuyên mục

scroll