Chat hỗ trợ
Chat ngay

Chậm kinh

Nếu kinh nguyệt ở người phụ nữ đến muộn hơn bình thường từ 7 ngày trở lên, thậm chí 40-50 ngày mới có kinh một lần (vòng kinh dài); lặp đi lặp lại liên tục 2-3 tháng liền, thì gọi là kinh đến muộn (chậm kinh), dân gian còn gọi là “kinh sụt”.Đối với các thiếu nữ, ban đầu hành kinh không đều, nhưng sau sẽ đều dần.


1.Mô tả bệnh

Nếu kinh nguyệt ở người phụ nữ đến muộn hơn bình thường từ 7 ngày trở lên, thậm chí 40-50 ngày mới có kinh một lần (vòng kinh dài); lặp đi lặp lại liên tục 2-3 tháng liền, thì gọi là kinh đến muộn (chậm kinh), dân gian còn gọi là “kinh sụt”.
 
Đối với các thiếu nữ, ban đầu hành kinh không đều, nhưng sau sẽ đều dần.

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều và không phải bao giờ cũng tìm được nguyên nhân.

Các nguyên nhân thường gặp sau:


Chị em phụ nữ có thai cũng là nguyên nhân gây mất kinh
 

- Khi chậm kinh, bạn gái phải nghĩ đến nguyên nhân đầu tiên là có thai nếu quan hệ tình dục ko có biện pháp phòng tránh.

- Sự căng thẳng khiến kinh nguyệt bất thường. Sự căng thẳng có thể làm cho trứng rụng muộn hoặc không rụng luôn và điều này có hại cho sức khỏe và cơ chế sinh lý của bạn gái,phải đối diện với nhiều tác động tâm lý tiêu cực (thuật ngữ y học gọi là stress nghĩa là trong cuộc sống có nhiều yếu tố gây căng thẳng, lo phiền, đau khổ...).

- Rối loạn tiêu hóa (ăn quá nhiều).

- Nhiễm khuẩn (ví dụ bị viêm cổ tử cung).

- Lao động hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, tụt cân, có thể mất nhiều mỡ, chửa ngoài dạ con.

- Bị rối loạn kinh nguyệt (do dùng thuốc tránh thai khẩn cấp,thay đổi môi trường sống,chế độ ăn uống,kiêng khem thất thường...)

- Ăn uống kém, chủ yếu là thiếu chất đạm và thiếu vitamin. Không nên hoàn toàn nghĩ rằng đạm chỉ có ở trong thịt, cá, trứng. Các thức ăn thuộc loại ngũ cốc cũng có hàm lượng đạm cao, nhất là trong các loại đậu.

Vitamin không phải chỉ ở dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống mà chủ yếu trong thức ăn, rau quả. Những vitamin liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục là các vitamin E, C và A, có trong các mầm hạt, rau tươi, quả tươi.

- Kinh nguyệt cũng có thể đến thất thường khi bạn gái ở độ tuổi dậy thì, kinh nguyệt chưa hoàn toàn ổn định mà có tháng có thể đến chậm hoặc sớm...

- Ngoài ra là một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được thầy thuốc xem xét như bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.

Thông thường sau một thời gian kinh nguyệt của các bạn sẽ diễn ra bình thường không đến nỗi ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ sau này

3. Điều trị chậm kinh

Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến kinh sụt chủ yếu do khí huyết suy nhược, hàn khí hoặc đàm ẩm ngưng kết, khiến cho mạch xung, mạch nhâm bị ngăn trở, huyết hải bị thương tổn mà gây nên bệnh.

Phép chữa chủ yếu là ôn kinh, dưỡng huyết, hành khí và hóa đàm.

Dạng hàn ngưng huyết ứ:

- Triệu chứng: Kinh đến sau kỳ, lượng máu kinh ít, sắc đỏ thẫm, có hòn cục. Kèm theo các chứng trạng toàn thân như bụng dưới thường có cảm giác lành lạnh hoặc lạnh đau, thích chườm ấm; sợ rét, chịu lạnh kém, chân tay lạnh. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng. Mạch trầm khẩn.

- Phép chữa: Ôn kinh tán hàn, hoạt huyết, điều kinh.

Bài 1: Nhân sâm 10g, đương quy 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, quế tâm 8g, cam thảo 6g, ngưu tất 10g, sinh bồ hoàng (phấn hoa cây cỏ nến) 8g, ngải diệp 10g, gừng nướng 8g.

Nước 1.000ml, đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa cho cạn còn 600ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, vào sáng, chiều, tối. Hằng tháng, sau khi sạch kinh uống liên tục 10-15 ngày.

Bài 2: Đương quy 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 12g, ngải diệp 10g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 10g, nhục quế 4g, tiểu hồi hương 10g, ích mẫu thảo 15g. Sắc và uống giống như bài trên.
Dạng hư hàn

- Triệu chứng: Kinh đến sau kỳ, lượng máu kinh ít, sắc đỏ nhạt, chất kinh loãng, không có hòn cục.

Kèm theo các chứng trạng toàn thân như bụng dưới đau âm ỉ, thích chườm ấm, xoa nắn. Lưng mỏi, chân tay đuối sức, đại tiện lỏng.

Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm nhược hoặc trì.

- Phép chữa: Trợ dương tán hàn, dưỡng huyết điều kinh.

Bài 1: Ngải diệp 15g, hương phụ 20g, đương quy 10g, tục đoạn 10g, ngô thù du 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 15g, sinh địa 15g, nhục quế 8g.

Nếu chức năng tiêu hóa kém (tỳ hư nặng) thêm sơn dược (củ mài, sao) 15g, bạch truật 12g.

Nếu hàn nặng thêm ba kích 10g, bổ cốt chi 10g, quế chi 8g. Nước 1.000ml, đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa cho cạn còn 600ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, vào sáng, chiều, tối. Hằng tháng, sau khi sạch kinh uống liên tục 10-15 ngày.

Bài 2: Hoàng kỳ 30g, đương quy 15, kỷ tử 15g, ngải diệp 10g, gừng nướng 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, thục địa 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g, tiểu hồi hương 6g. Sắc và uống như bài trên.

Dạng huyết hư

- Triệu chứng: Kinh đến sau kỳ, lượng máu ít, sắc nhợt, không có hòn cục. Kèm theo các chứng trạng toàn thân như bụng dưới đau như muốn xệ xuống, sắc mặt không tươi, đầu choáng váng, mắt hoa, tim đập dồn loạn nhịp, ngủ ít. Lưỡi nhợt. Mạch nhỏ yếu (tế nhược).

- Phép chữa: Ích khí bổ huyết điều kinh.

Bài 1: Đương quy 12g, xuyên khung 8g, thục địa 15g, bạch thược 10g, nhân sâm 8g, bạch truật 15g, phục linh 10g, cam thảo 8g. Nước 800ml đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa cho cạn còn 450ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, vào sáng, chiều tối. Hằng tháng, sau khi sạch kinh uống liên tục 10-15 ngày.

Bài 2: Đẳng sâm (hoặc bố chính sâm) 30g, hoàng kỳ 15g, sơn dược 30g, đương quy 15g, ba kích 15g, nhục thung dung 10g, sài hồ 6g, xích thược 15g, tang thầm (trái dâu tằm chín) 15g. Sắc và uống giống như bài trên.

Dạng đàm thấp ứ đọng

- Triệu chứng: Hay gặp ở những người béo phì, thừa cân, hay ra nhiều khí hư. Kinh đến sau kỳ, lượng máu ít, sắc nhợt mà dính. Kèm theo các chứng trạng toàn thân như kém ăn, vùng thượng vị khó chịu, bụng trướng đầy, đại tiện lỏng. Rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch hoãn hoặc hoạt.

- Phép chữa: Kiện tỳ hóa thấp, trừ đờm thông kinh.

Bài 1: Thương truật 20g, hương phụ 15g, trần bì 8g, bạch phục linh 15g, chỉ xác 8g, bán hạ 8g, nam tinh 8g, cam thảo 8g, sinh khương 8g.

Nước 800ml, đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa cho cạn còn 450ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, vào sáng, chiều, tối. Hằng tháng, sau khi sạch kinh uống liên tục 10-15 ngày.

Bài 2: Bán hạ 10g, trần bì 10g, phục linh 10g, thương truật 10g, bạch truật 10g, trúc lịch 6g, đại phúc bì 10g, đương quy 10g, xuyên khung 12g, ích mẫu thảo 15g, cam thảo 6g. Sắc và uống như bài trên.

Phụ nữ mắc phải chứng kinh sụt cần chú ý làm việc và nghỉ ngơi điều độ, cố gắng giữ cho tinh thần vui vẻ và thanh thản.

Tránh tư lự, ưu uất, giận dữ quá độ, khiến cho khí huyết bị ngưng trệ, gây cản trở cho sự hành kinh. Đặc biệt lúc đang hành kinh tuyệt đối cấm phòng sự, nếu không sẽ sinh ra những bệnh hiểm nghèo, rất có thể dẫn đến vô sinh.

Về ăn uống, trước và trong những ngày đang hành kinh, cần kiêng ăn của chua và những thứ sống lạnh, đắng, chát. Vì những loại thức ăn này dễ dẫn đến huyết ngưng, khí trệ, khiến cho kinh huyết khó bài xuất ra ngoài.

Khi bệnh đã khỏi, vẫn nên tiếp tục bồi bổ chân huyết vài ba tháng, để giúp cho khí huyết lưu thông điều hòa, nếu có điều kiện nên sử dụng bài thuốc sau: nhân sâm 8g, phục linh 10g, đương quy 9g, bạch thược 9g, nhục quế 6g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, trần bì 8g, cam thảo 6g. Sắc nước uống thay trà trong ngày.

Hy vọng qua bài viết này chị em phụ nữ, đặc biệt là các bạn gái trẻ sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức để xử lý khi mình bị chậm kinh.

Biên tập Nguyễn Bình

TAGmất kinhchu kỳ kinh nguyệtthời kỳ kinh nguyệttại sao bị mất kinhnguyên nhân bị mất kinh nguyệtchậm kinh

Tin cùng chuyên mục

scroll