Chat hỗ trợ
Chat ngay

Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm và phương pháp điều trị

Các dấu hiệu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hầu như rất mơ hồ, đôi khi chúng ta nghĩ chỉ là những cơn đau lưng, đau mông đột đơn giản nhưng thực tế những triệu chứng đây báo hiệu giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp bạn nên lưu ý.

Sau khi bị trượt ngã đập mông xuống đất, sau một khuân vác nặng, sau một cúi gập lưng đột ngột, người bệnh có triệu chứng sau thì có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm:

1. Triệu chứng đau

Đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.

2. Triệu chứng tê bì

Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi. Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

3. Triệu chứng teo cơ, yếu liệt

Đây là triệu chứng thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài bạn có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được.

Nếu tất cả những triệu chứng trên rõ ràng thì có thể không cần kiểm tra thêm trong thời gian ban đầu. Đôi khi có thể làm thêm một số cận lâm sàng như MRI hoặc CT được dùng để củng cố chẩn đoán.

4. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm:

Có thể có một đĩa đệm thoát vị mà không biết – hoặc đĩa đệm thoát vị phồng đôi khi hiển thị trên hình ảnh sống của những người không có triệu chứng của một vấn đề đĩa. Nhưng một số đĩa đệm thoát vị có thể đau đớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường nhất của một đĩa đệm thoát vị là:

Đau thần kinh tọa, đôi khi có cảm giác kiến bò và tê, bắt đầu vào mông kéo dài xuống phía sau hoặc bên cạnh một chân.

Đau, tê hay yếu ở lưng dưới và một chân, hoặc ở cổ, ngực, vai hoặc cánh tay.

Đau lưng hay đau chân nặng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.

5. Điều trị thoát vị đĩa đệm

Về điều trị, ở giai đoạn nhẹ bệnh nhân cần áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp. Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người… Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau, dãn cơ hoặc tiêm corticoid tại chỗ. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ và biến chứng đáng ngại.

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, nhiều bệnh nhân đang dùng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và bổ sung các vi chất cho cơ thể, nhanh chóng phục hồi bệnh. Sản phẩm tiêu biểu được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn sử dụng đó là thực phẩm chức năng kiện khớp tiêu thống collagen. Kiện khớp tiêu thống collagen có các thành phần từ thảo dược nên có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, giảm đau xương khớp. Ngoài ra, Kiện khớp tiêu thống collagen còn giúp bổ xương khớp, thông kinh lạc, giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.

Bên cạnh sử dụng Kiện khớp tiêu thống collagen hàng ngày, để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tránh mang vác quá sức; khi bê vật nặng, nên ngồi xổm rồi từ từ bê lên, chứ không được cúi xuống để nhấc vật lên
 

Theo Ds Nguyễn Bình

TAGthoát vị đĩa đệmphương pháp điều trị thoát vị đĩa đệmdấu hiệu của thoát vị đĩa đệm

Tin cùng chuyên mục

scroll